Kho trong chứng khoán thường được sử dụng bởi những nhà đầu tư ưa thích ủi ro. Vậy kho trong chứng khoán là gì? “Đánh kho” là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về kho và những vấn đề khi đánh kho trong chứng khoán.
Nội dung bài viết
– Kho trong chứng khoán là gì?
– So sánh việc sử dụng margin của công ty chứng khoán và đánh kho
– Cách thức đánh kho trong chứng khoán
– Kho chứng khoán ở đâu uy tín
Phần 1: Kho trong Chứng khoán là gì?
Các công ty chứng khoán thường cung cấp dịch vụ đòn bẩy tài chính (margin) cho nhà đầu tư. Dịch vụ này được gọi là “Cho vay ký quỹ”. Thông thường, tỷ lệ cho vay của công ty chứng khoán là 50%. Trong một số trường hợp, công ty chứng khoán có thể cung cấp tỷ lệ cho vay cao hơn đối với một số khách hàng đặc biệt. Tỷ lệ này có thể lên tới 60% – 70%.
Ví dụ: Nếu tỷ lệ cho vay là 60%. Để mua một lô cổ phiếu trị giá 1 tỷ đồng, nhà đầu tư cần có 400 triệu tiền vốn. Công ty chứng khoán sẽ cho nhà đầu tư vay 600 triệu còn lại. (Tỷ lệ cho vay = 600 triệu / 1 tỷ = 60%)
Tuy nhiên, không phải mã cổ phiếu nào công ty chứng khoán cũng cho vay margin. Có những cổ phiếu rất triển vọng (theo quan điểm của nhà đầu tư) nhưng công ty chứng khoán không cho vay để mua. Lý do không cho vay có thể là: Cổ phiếu mới chuyển sàn/mới lên sàn (6 tháng đầu không được vay margin), doanh nghiệp báo lỗ trong báo cáo tài chính gần nhất…
Đồng thời đa số công ty chứng khoán có tỷ lệ cho vay tối đa là 50%. một số nhà đầu tư/đầu cơ chứng khoán sẽ có nhu cầu vay nhiều hơn định mức trên. Những nhà đầu tư này muốn tận dụng tiền vay để gia tăng tỷ suất sinh lời của mình trong một thời gian ngắn. Bởi vậy, họ tìm đến kho.
Tỷ lệ cho vay của kho có thể lên tới 80% – 85%. Nhà đầu tư có thể mua 1 lô cổ phiếu trị giá 1 tỷ đồng nhưng chỉ cần bỏ 150 triệu đồng vốn, và kho cho vay phần còn lại. Như vậy, kho trong chứng khoán là một bên thứ ba cung cấp dịch vụ cho vay với tỷ lệ cao. Nhà đầu tư sử dụng dịch vụ của kho thì được gọi một cách dân dã là “đánh kho”.
Tham khảo: Kho chứng khoán uy tín
Phần 2: So sánh đánh kho và Margin của công ty chứng khoán
Kho cho vay cả những mã cổ phiêu mà công ty chứng khoán không cho vay
Kho có thể cho khách hàng vay những mã cổ phiếu mà công ty chứng khoán không cho margin. Việc cho vay các mã “ngoài danh mục” này sẽ do nhà đầu tư và phía kho thỏa thuận với nhau. Bởi các cổ phiếu “ngoài danh mục” đôi khi vẫn được đánh giá là ít rủi ro.
Ngoài ra, khi thị trường tăng nóng, một số công ty chứng khoán còn xảy ra hiện tượng hết room margin. Hiểu đơn giản là dù cổ phiếu nằm trong danh mục được phép vay, nhà đầu tư vẫn không thể vay do hết room. Kho thì vẫn có thể cho nhà đầu tư vay trong trường hợp này.
Tỷ lệ cho vay cao
Khác biệt tiếp theo giữa kho và công ty chứng khoán là: Kho cho vay nhiều hơn. Đây cũng chính là lý do chính mà các nhà đầu tư tìm tới kho. Tỷ lệ cho vay của các kho sẽ khác nhau, có thể dao động từ 70% – 85%. Nói chung tỷ lệ này thường cao hơn công ty chứng khoán.
Giao dịch gián tiếp thông qua người đại diện của kho
Khi sử dụng margin của công ty chứng khoán, nhà đầu tư sẽ sử dụng tài khoản chứng khoán của mình. Nạp tiền vào tài khoản của mình. Tự vào app/web đặt lệnh mua/bán cổ phiếu. Tự kiểm tra danh mục đầu tư trong app/web của công ty chứng khoán.
Khi đánh kho nhà đầu tư không thể trực tiếp sử dụng tài khoản chứng khoán của mình mà phải sử dụng tài khoản của kho. Việc sử dụng tài khoản của kho sẽ giúp chủ kho quản lý được số tiền cho vay. Đảm bảo số tiền cho vay không bị sử dụng sai mục đích. Đồng thời chủ kho có thể kiểm soát được tỷ lệ Vốn gốc / Vốn vay để cảnh báo khách hàng khi cần thiết.
Về đặt cọc tiền gốc. Như ví dụ ở đầu bài, nếu nhà đầu tư muốn vay 1 tỷ đồng để mua cổ phiếu thì cần có 200 triệu đồng vốn gốc (giả sử tỷ lệ cho vay là 80%). Nhà đầu tư cần chuyển 200 triệu vốn gốc này cho kho để đặt cọc.
Về giao dịch, mua, bán. Nhà đầu tư cần đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thì báo cho người đại diện của kho. Việc báo lệnh này cần thực hiện qua tin nhắn để dễ đối chiếu sau này. Ví dụ, nhà đầu tư nhắn: “Mua 10.000 FPT giá 97.” Người đại diện kho sẽ báo đã nhận lệnh, đặt lệnh trên tài khoản kho và báo trạng thái lệnh cho nhà đầu tư.
Cuối mỗi phiên giao dịch, người đại diện kho sẽ cập nhật danh mục đầu tư cho nhà đầu tư.
Phần 3: Cách thức đánh kho
Đầu tiên nhà đầu tư cần liên hệ phía kho để biết được các chính sách của kho. Chính sách cần biết bao gồm: Lãi suất và các loại tỷ lệ. Các loại tỷ lệ bao gồm: Tỷ lệ cọc, tỷ lệ gọi thêm cọc, tỷ lệ bán giải chấp. Ngoài ra nhà đầu tư có thể yêu cầu xem “sổ kho”. Phía kho sẽ gửi nhà đầu tư xem “sổ kho mẫu”. Sổ kho là một file excel ghi thông tin chi tiết về vị thế của nhà đầu tư. Ví dụ: Tiền cọc đã chuyển là bao nhiêu, các cổ phiếu đang nắm giữ, tình hình lãi lỗ, phí, thuế đã nộp…
Bước 1: Chuyển tiền cọc cho kho
Nhà đầu tư chuyển tiền cọc cho người đại diện của kho thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng.
Sau khi nhận được tiền, người đại diện kho sẽ báo sức mua cho nhà đầu tư. Ví dụ: Tỷ lệ cọc của kho là 20% (tương ứng tỷ lệ cho vay 80%). Nhà đầu tư chuyển tiền cọc là 200 triệu đồng. Người đại diện của kho sẽ báo sức mua là 1 tỷ đồng.
Bước 2: Đặt lệnh
Nhà đầu tư báo lệnh cho người đại diện của kho. Người đại diện sẽ đặt lệnh trên tài khoản của kho và báo lại trạng thái lệnh cho nhà đầu tư.
Bước 3: Kho gửi “Sổ” cập nhật tình hình danh mục của nhà đầu tư
Sổ ở đây là một file excel thể hiện toàn bộ tình hình danh mục của nhà đầu tư. Mỗi kho sẽ trình bày sổ theo một cách khác nhau. Nhưng trong sổ thường sẽ có những nội dung chính như: Tiền đã cọc, cổ phiếu đang giữ, cổ phiếu đã bán, lãi lỗ, phí giao dịch và thuế, lãi vay. Dưới đây là hình ảnh sổ kho của bên mình.
Cũng giống như vay margin của công ty chứng khoán, trong quá trình vay tại kho, nhà đầu tư cần chú ý duy trì đúng các tỷ lệ mà kho yêu cầu. Những tỷ lệ này đã được thỏa thuận từ trước, nếu không đáp ứng được, phía kho có thể bán giải chấp cổ phiếu của nhà đầu tư để thu hồi tiền vay.
Bước 4: Rút tiền
Quy định về rút tiền của các kho có thể khác nhau. Nhà đầu tư cần hỏi kỹ vấn đề này trước khi giao dịch. Để rút tiền, nhà đầu tư cũng báo cho người đại diện của kho. Phía kho sẽ thông báo số tiền có thể rút và thực hiện rút tiền cho nhà đầu tư trong ngày giao dịch. Dưới đây là đoạn chat rút tiền của một khách hàng ở kho mình (đã che tên khách hàng).
Trên đây là cách thức thực hiện đánh kho. Cách thức có vẻ khá thủ công và nhà đầu tư chủ yếu làm việc với người đại diện của kho. Bởi vậy việc tìm và làm việc cùng kho uy tín cũng rất quan trọng.
Phần 4: Kho chứng khoán uy tín
Hiện nay có rất nhiều các kho lớn nhỏ khác nhau đang hoạt động. Khi lựa chọn kho, người ta thường hỏi về các chính sách như mình đã nêu phía trên. Kho uy tín thường có chính sách rõ ràng. Đồng thời Sổ của kho có chi tiết hay không cũng là một dấu hiệu để đánh giá.
Anh chị và các bạn tham khảo thông về kho của mình tại: Kho chứng khoán uy tín.
Đăng ký nhận tư vấn trực tiếp về kho tại đây
Biết thêm thông tin về mình tại
Kênh YouTube: Chứng thủ
Fanpage Facebook: Chứng thủ
Facebook cá nhân: Minh Khôi
Nguyễn Minh Khôi
Điện thoại/Zalo/Telegram: 0963.153.463
Địa chỉ: Hà Nội